Tổng hợp cách đo các cảm biến trên ô tô thông dụng nhất
Các cảm biến trên ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển và giám sát hoạt động của động cơ. Để xác định và khắc phục sự cố, kỹ thuật viên cần nắm vững các phương pháp đo. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những cách đo các cảm biến trên ô tô thông dụng nhất để bạn tự tin hơn trong quá trình sửa chữa và bảo dưỡng xe.
1. Cách đo cảm biến trên ô tô lưu lượng khí nạp MAF
Cảm biến MAF (Mass Air Flow Sensor) là một linh kiện quan trọng trong hệ thống phun nhiên liệu của động cơ đốt trong. Nó có chức năng đo lượng không khí đi vào động cơ, cung cấp dữ liệu cho ECU để tính toán lượng nhiên liệu phun phù hợp. Hỗn hợp nhiên liệu - không khí phải đạt tỷ lệ tối ưu cho quá trình cháy.
Cảm biến MAF thường được bố trí ngay sau bộ lọc không khí và trước bướm ga. Để đo hoạt động của cảm biến MAF, bạn có thể khởi động lại động cơ và nhẹ nhàng gõ vào phần giác cắm của cảm biến.
Hành động này nhằm tạo ra một tín hiệu gián đoạn nhỏ, giúp xác định xem cảm biến có phản ứng nhanh nhạy và chính xác trước những thay đổi của lưu lượng không khí hay không.
Vị trí của cảm biến MAF (Ảnh: Sưu tầm)
Cách đo cảm biến MAF ô tô:
-
Kiểm tra bằng máy chẩn đoán ô tô: Đây là cách đơn giản và chính xác nhất. Máy chẩn đoán sẽ đọc mã lỗi được lưu trữ trong bộ điều khiển động cơ (ECM) và cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng của cảm biến MAF. Nếu có mã lỗi liên quan đến MAF, rất có thể cảm biến đã bị hỏng.
-
Kiểm tra điện áp tín hiệu: Tắt máy, ngắt kết nối dây điện của cảm biến MAF và chuẩn bị đồng hồ vạn năng. Cắm que đo của đồng hồ vạn năng vào các chân tương ứng của cảm biến MAF. Khởi động động cơ và quan sát giá trị điện áp hiển thị trên đồng hồ. Giá trị điện áp tín hiệu của MAF sẽ thay đổi theo lượng không khí nạp vào động cơ. Nếu giá trị này không thay đổi hoặc thay đổi không đều, cảm biến có thể bị lỗi.
-
Kiểm tra độ sạch của cảm biến: Tắt máy, ngắt kết nối dây điện và tháo cảm biến MAF ra khỏi ống nạp khí. Kiểm tra phần tử cảm biến bên trong xem có bị bám bẩn, bụi bẩn hay dầu mỡ không. Nếu cần thiết, làm sạch nhẹ nhàng phần tử cảm biến bằng dung dịch làm sạch chuyên dụng dành riêng cho MAF (không được sử dụng các loại dung dịch tẩy rửa thông thường).
-
Nếu động cơ gặp các vấn đề như nổ không êm, bị chết máy hoặc không hoạt động, có thể do cảm biến gặp lỗi và cần được kiểm tra, thay thế nếu cần. Để xóa mã lỗi tạm thời, bạn có thể ngắt kết nối cực âm của bình acquy trong khoảng 10 giây.
2. Cách đo cảm biến trên ô tô vị trí bướm ga TPS
Cảm biến vị trí bướm ga (TPS) thường được bố trí ở vị trí thuận tiện để quan sát và tiếp cận, như phía trên bộ chế hòa khí hoặc gần các kim phun nhiên liệu. TPS được gắn trực tiếp vào thân bướm ga, giúp truyền tải chính xác thông tin về vị trí của bướm ga đến ECU.
Khi kiểm tra TPS, cần chú ý đến các kết nối điện. Các giắc cắm nên được kiểm tra kỹ để đảm bảo chúng không bị mòn, oxi hóa, dây dẫn không bị nứt gãy hoặc các kết nối bị lỏng lẻo. Việc kết nối không đảm bảo có thể gây ra các lỗi như tín hiệu không ổn định, động cơ hoạt động không ổn định hoặc thậm chí là chết máy.
Trước khi tiến hành bất kỳ sửa chữa nào, hãy đảm bảo rằng động cơ đã tắt và ngắt kết nối cảm biến TPS để tránh gây chập mạch hoặc hư hỏng các linh kiện khác (Ảnh: Sưu tầm)
Cách đo cảm biến trên ô tô vị trí bướm ga: Để kiểm tra cảm biến TPS, bạn cần chuẩn bị một đồng hồ vạn năng (DVOM) có thang đo điện trở lên đến 20KΩ.
-
Kết nối dây đo dương của DVOM vào chân giữa của cảm biến TPS. Kết nối dây đo âm của DVOM vào một trong hai chân còn lại của cảm biến.
-
Từ từ đạp chân ga để bướm ga mở hết cỡ. Quan sát giá trị hiển thị trên DVOM. Nếu cảm biến hoạt động tốt, giá trị này sẽ tăng dần một cách đều đặn. Nhả chân ga từ từ và quan sát giá trị trên DVOM. Giá trị sẽ giảm dần đều.
-
Nếu giá trị trên DVOM tăng giảm đều đặn theo sự di chuyển của bướm ga, chứng tỏ cảm biến đang hoạt động ổn định. Nếu giá trị trên DVOM tăng giảm không đều, nhảy cóc hoặc không thay đổi, cảm biến đã bị hỏng và cần thay thế.
-
Sau khi thay thế cảm biến mới, bạn nên ngắt kết nối cực âm của bình acquy trong khoảng 10 giây để xóa mã lỗi cũ khỏi bộ điều khiển động cơ (ECM).
3. Cách đo cảm biến trên ô tô áp suất đường ống nạp (MAP)
Cảm biến MAP thường được lắp đặt ở vị trí cách xa nguồn nhiệt của động cơ. Trước khi tiến hành kiểm tra, bạn nên kiểm tra kỹ bằng mắt thường xem đường ống chân không và giắc kết nối có bị nứt, gãy, hoặc lỏng lẻo không. Tiếp theo, hãy ngắt kết nối cảm biến MAP ra khỏi hệ thống. Sau đó, bạn dùng hai đoạn dây điện để nối trực tiếp hai chân A của cảm biến và giắc kết nối với nhau.
Vị trí của cảm biến MAP (Ảnh: Sưu tầm)
Cách đo cảm biến MAP:
-
Bật chìa khóa sang vị trí ON (không cần khởi động).
-
Sử dụng đồng hồ vạn năng (VOM) ở chế độ đo điện áp DC 20V, cắm một que đo vào chân B của cảm biến MAP và que đo còn lại vào mass (cực âm). Tại thời điểm này, kim đồng hồ vạn năng sẽ chỉ vào khoảng 4.5 - 5.0V.
-
Khởi động động cơ và để chạy ở chế độ không tải. Lặp lại quá trình đo điện áp ở chân B của cảm biến. Nếu kim đồng hồ không có sự thay đổi đáng kể so với lúc ban đầu, điều đó cho thấy cảm biến MAP có thể đã bị hỏng và cần thay thế.
-
Sau khi thay cảm biến mới, hãy kết nối lại các dây điện và xóa mã lỗi trên bộ điều khiển động cơ (ECM) bằng cách tháo cực âm của ắc quy trong khoảng 10 giây.
4. Cách đo cảm biến trên ô tô cho loại cảm biến oxy
Cảm biến oxy là một linh kiện quan trọng trong hệ thống kiểm soát khí thải của động cơ đốt trong. Nó có chức năng đo lượng oxy còn dư trong khí thải để ECU (bộ điều khiển điện tử) điều chỉnh tỷ lệ hỗn hợp nhiên liệu/không khí sao cho phù hợp, giúp giảm thiểu khí thải độc hại.
Để kiểm tra cảm biến oxy, trước tiên cần ngắt kết nối cảm biến khỏi ống xả. Cảm biến oxy thường được đặt ở vị trí ống xả, bạn nên kiểm tra kỹ các dây dẫn và giắc kết nối xem có bị hỏng hóc, lỏng lẻo hay bị oxi hóa không.
Sau đó, khởi động động cơ và cho xe hoạt động trong khoảng 5 phút để cảm biến làm việc. Tắt máy và ngắt kết nối hoàn toàn các giắc cắm, sau đó bọc kín để tránh bụi bẩn xâm nhập.
Cách đo cảm biến Oxy:
-
Kết nối đồng hồ vạn năng (VOM) vào chế độ đo điện áp một chiều (DC) ở thang đo milivolt (mV). Một que đo của VOM được cắm vào chân tín hiệu của cảm biến oxy, que đo còn lại được tiếp đất (mass).
-
Khởi động động cơ và để cho xe chạy ổn định. Quan sát trên màn hình VOM, kim chỉ hoặc giá trị hiển thị sẽ dao động trong khoảng từ 100mV đến 900mV (tương đương 0.1V đến 0.9V). Nếu kim chỉ không dao động hoặc dao động ngoài khoảng trên, điều đó cho thấy cảm biến oxy bị hỏng và cần thay thế.
-
Sau khi thay thế cảm biến oxy mới, hãy kết nối lại các dây điện và xóa mã lỗi trên bộ điều khiển động cơ (ECM) bằng cách ngắt kết nối cực âm của ắc quy trong khoảng 10 giây.
Như vậy, nắm vững cách đo các cảm biến trên ô tô là một kỹ thuật quan trọng giúp các chủ xe và kỹ thuật viên phát hiện sớm các vấn đề về động cơ. Thông qua việc đo các thông số từ cảm biến, có thể xác định được tình trạng hoạt động của các hệ thống trong xe và đưa ra giải pháp sửa chữa kịp thời.
Cận cảnh cảm biến Oxy trên ô tô (Ảnh: Sưu tầm)
Với Edubai - nền tảng học nghề online hàng đầu của Trường Dạy Nghề Bách Khoa Hà Nội, bạn hoàn toàn chủ động lịch học của mình. Chỉ cần một thiết bị có kết nối internet, bạn đã có thể bắt đầu hành trình trở thành kỹ thuật viên sửa chữa ô tô chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn học tập trực tiếp, thực hành trên thiết bị chuyên dụng, được hướng dẫn bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và được cấp chứng chỉ, giới thiệu việc làm, hãy đến ngay Trường Dạy Nghề Bách Khoa Hà Nội.
Văn phòng tuyển sinh của trường nằm tại địa chỉ số 20, ngõ 295 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Lưu ý, trường chỉ có một văn phòng tuyển sinh duy nhất tại địa chỉ trên. Để được tư vấn chi tiết và đăng ký khóa học, vui lòng liên hệ hotline: 0966391686 - 0969583686 - 0901699686. Xem chương trình học sửa chữa ô tô tại đây.